Đà Lạt là mảnh đất được thiên nhiên ứu ái với nhiều cảnh đẹp, thu hút khách du lịch tứ phương. Đặc biệt phải kể đến các thác nước ở Đà Lạt với độ cao hàng trăm mét, quanh năm nước chảy ôn hòa tạo nên vẻ đẹp dân dã cho khung cảnh nơi đây. Nếu đến với Đà Lạt – Lâm Đồng thì đừng bỏ qua 12 thác nước tuyệt đẹp mà Golist gợi ý nhé !
THÁC DATANLA
Thác Datanla nằm trên đèo Prenn, với độ ghềnh chỉ khoảng 20m nhưng là thác nước ở Đà Lạt sở hữu nhiều điều thú vị nhất.
Khung cảnh hùng vĩ của thác Datanla
Nằm cách địa phận trung tâm Đà Lạt khoảng 10 km, nằm trên con đường đèo đẹp nhất của thành phố sương mù, xung quanh được bao bọc bởi rừng thông bạt ngàn, những cây cỏ dại leo đan xen nhau tạo nên một khung cảnh hoang sơ, hữu tình. Không dữ dội, ồn ào như những thác thước khác Datanla mang lại cho du khách vẻ bình yên đến lạ, những dòng nước chảy hiền hòa uốn lượn qua những khẽ đá làm lòng người cũng nhẹ đi.
Rất nhiều thứ hấp dẫn nơi đây
Không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp thanh bình, rộng lớn mà còn là chứa đựng nhiều điều thú vị vừa mạo hiểm vừa lí thú cho bạn trải nghiệm đấy!
Cáp treo Datanla: Để có thể thu vào tầm mắt toàn cảnh con thác hay thư giãn, không tốn quá nhiều sức lực thì cáp treo là sự lựa chọn đúng đắn dành cho bạn.
Máng trượt Datanla: Với tốc độ trượt 40km/h cùng với quãng đường dài nhất trong hệ thống máng trượt rừng Việt Nam chắc hẳn sẽ mang đến cho bạn cảm giác “phê” đến động lòng
Leo dây vượt thác: Nếu bạn là người yêu thích sự mạo hiểm cũng như cảm giác hòa vào thiên nhiên thì leo dây vượt thác Datanla chắc chắn sẽ không khiến bạn thất vọng. Nhưng để được chơi trò chơi này bạn cần phải học các kĩ thuật cũng như sử dụng các vật dụng cơ bản
THÁC CAMLY – Thác Nước Đẹp Ở Đà Lạt
Nằm ngay cần trung tâm thành phố Đà Lạt, thác Camly thu hút khác du lịch bởi vẻ đẹp mê hồn khi đến thăm
Vẻ đẹp thầm lặng, nhẹ nhàng của phố núi
Được bao phu bởi màu xanh bạt ngạt của những dãy núi, đồi thông khổng lồ, đến đây bạn chẳng cần làm gì, chỉ cần ngồi xuống, ngắm nhìn trời mây đã đủ để bạn thỏa mãn. Với độ cao 30m, quanh năm nước chảy hiền hòa như một dòng lụa trắng mà thiên nhiên ban tặng cho cảnh vật nơi đây. 2 bên thác vẫn tồn tại những căn nhà lều đơn sơ như chứng tích cho Đà Lạt một thời hùng vĩ, kiên cường.
Thác Camly nơi vô vàn những bức ảnh đẹp
Là sự kết hợp giữa non nước, thiên nhiên hữu tình, Camly được nhiều nhiếp ảnh gia và bạn trẻ đến để chụp những bức ảnh nghệ thuật Rời xa chốn thành thị tấp nập, dừng chân tại Camly hưởng thụ tiết trời thanh mát, mọi mệt nhọc dường như tan biến
THÁC DAMBRI
Thác DamBri tọa lạc tại cách thành phố Đà Lạt 100 km, được biết đến là con thác cao nhất tỉnh Lâm Đồng
Tại sao thác lại có tên gọi Dambri?
Theo truyền thuyết, Dambri là thác ở Đà Lạt gắn liền với chuyện tình yêu đẹp nhưng buồn của chàng Đam và nàng Hri. Họ thường hẹn nhau đến thác nhưng vào một ngày chàng trai đột nhiên mất tích và để lại người con gái khóc từ ngày qua ngày khác. Nàng khóc đến nỗi nước mắt đọng lại, chảy thành thác. Từ đấy người dân gọi thác là ” Chờ Đợi ” – Dambri
Dòng nước chảy từ độ cao 60m
Với chiều cao 40m, đây được xem là thác nước cao nhất khu vực Tây Nguyên. Chẳng có bậc thang nào đưa du khách trực tiếp xuống thác mà chỉ lưng chừng núi, tạo cho bạn cơ hội được ngắm toàn cảnh quần thể với cảnh sông núi như hòa quyện vào nhau. Tại đây, phóng tầm mắt ra xa, bạn sẽ phải thốt lên ngạc nhiên bởi dòng nước trắng xóa chảy mạnh, chẳng có điểm dừng khiến bọt bay trắng xóa cả một vùng trời.
THÁC POGOUR
Thác Pogour nằm cách thành phố Đà Lạt 50km, được mênh danh là thác nước đẹp nhất ở Đà Lạt, được vua Bảo Đại yêu mến gọi với cái tên ” Nam Thiên Đệ Nhất Thác” . Đây là Thác Nước Đẹp Ở Đà Lạt Bạn Không Nên Bỏ Lỡ nhé!
Pogour – kiệt tác của tạo hóa
Thác nước ở Đà Lạt này chảy qua hệ thống 7 bậc thang với độ cao 50m. Chẳng cần phải lên đến đỉnh thác, chỉ cần đứng ở phía dưới ban sẽ phải trầm trồ trước bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, hòa trộn giữa cảnh nước non trong lành cũng núi rừng xanh ngát. Từng lớp đá không trật tự, kiến cho nước chảy từ chỗ này sang chỗ khác, bọt bay trắng xóa, tạo nên thứ âm thanh của núi rừng Tây Nguyên vang vọng gần xa.
Đến các thác nước ở Đà Lạt đặc biệt thác Pogour lúc nào?
Pogour lúc nào cũng vậy, thời gian nào cũng thế, vẫn đẹp, hùng vĩ, yên bình khiến du khách nao lòng. Đến Pogour vào tháng 10, bạ sẽ được ngắm hoa điêp vàng nở rộ kết hợp với dòng nước trắng, tưởng chừng như khập khiễng nhưng đẹp đến lạ thường. Vào tháng giêng thì bạn sẽ có cơ hội tham gia vào lễ hội truyền thống của con người nơi đây, với nhiều trò chơi dân tộc, điệu múa, nghi thức hấp dẫn
THÁC PRENN QUYẾN RŨ
Thác Prenn tọa lạc cách thành phố Đà Lạt 10 km, nơi đây được với “cô thiếu nữ với ve đẹp bí ẩn của đại ngàn sơn cước Lâm Đồng”
Vẻ đẹp quyến rũ, e lệ của Thác Prenn
Chỉ với độ cao tầm trung, chưa đến 10m nên nước chảy chẳng ồn ào, mà là sự róc rách, nhè nhẹ của từng dòng từ trên cao chảy xuống. Đứng dưới chân thác ngắm nhìn lên cao, từng dòng nước chảy trắng xóa như mái tóc của người thiếu nữ mềm mượt, óng ả. Để tay vào mái tóc ấy, bạn sẽ cảm nhận được sự mát lạnh, khoan khoái, ít nơi nào sánh được.
Men theo con cầu nhỏ với ngàn hoa khoe sắc, nghe tiếng chim hót, hít thở không khí trong lành là sự trải nghiệm khó quên tại thác nước đẹp ở Đà Lạt này.
Đến Prenn thì có gì vui?
Đến đây, trái ngược với vẻ yên bình vốn có, Prenn lại tích hợp nhiều hoạt động vui chơi sôi động
- Chèo thuyền để ngắm nhìn toàn cảnh thác nước, cũng là lúc cho bản thân cơ hội được nghỉ ngơi
- Cưỡi voi là hoạt động truyền thống của du khách nơi đây. Những con voi to béo, nhưng hiền lành được huấn luyện tỉ mỉ, sẵn sàng để chở du khách. Ở đây cũng có các dịch vụ chụp ảnh cho bạn tha hồ lựa chọn.
- Nếu yêu thích các thác nước ở Đà Lạt bạn nhớ ghé tới Prenn nhé !
THÁC VOI – Thác Nước Đẹp Ở Đà Lạt
Nằm cách thành phố Đà Lạt khoảng 25km, Thác Voi được biết đến là một trong ba thác nước lớn nhất tại Tây Nguyên.
Cảnh sông núi hùng vĩ
Với độ cao hơn 30m, những dòng nước thi nhau chảy xuống, dữ dội, tung bọt trắng xóa cả một vùng trời. Đến với Thác Voi, bạn như hóa thân thành một dân phươt chính hiệu, chiến đấu với 145 bậc thang ngoằn nghèo chẳng ăn khớp nhau. Xen kẽ vào màu xanh của núi rừng đai ngàn, cỏ dại lưa thưa là sự xuất hiện của những bông hoa, chòm lá đủ màu sắc như tô điểm thêm cho sự nhộn nhịp nơi đây. Càng đi xuống phía dưới, không gian càng mở ra bí ẩn.
Điểm đặc biệt ở thác Đà Lạt này là hang Dơi với độ sâu 50m kết hợp với sự thay đổi của nhiệt độ khiến hang càng thêm có sức cuốn hút. Đây quả thực là một thử thách cho chuyến hành trình của bạn thêm phần thú vị.
Một số lưu ý khi đến với Thác Voi
- Nên bắt đầu hành trình từ lúc sáng sớm vì đoạn đường đến thác khá nguy hiểm khi trời tối
- Nên tránh xa giao thông của người dân tộc vì họ thường đi không đúng luật, với tốc độ cao
- Sử dụng các loại giày, dép chống trơn trượt để bảo vệ an toàn
THÁC HANG CỌP
Thác Hang Cọp nằm trên một rừng thông lớn, cách thành phố Đà Lạt 15km là điểm đến không thể bỏ qua với du khách tứ phương
Tại sao thác lại có tên gọi Hang Cọp?
Theo truyền thuyết kể lại, tại hang đã từng xuất hiện một con cọp rất hung dữ, làm hai dân làng khiến người dân không dám kiếm ăn hay ra khỏi nhà vào ba đêm. Cũng lúc đó, vị cứu tinh của họ xuất hiện, đó là một chàng trai người dân tộc khỏe mạnh, cường tráng xung phong đi diệt hổ.
Qua một thời gian dài theo dõi, thấy đươc thời cơ chín muồi, chàng đã giết con hổ bằng cung tên của mình. Bị tập kích bất ngờ, vì sợ hãi con hổ chạy vào rừng không dám quay lại quấy phá người dân. Để tưởng nhớ công lao của chàng trai ấy, người dân đã tạc một bức tượng dũng sĩ với cung hướng lên trời dũng cảm diệt cọp.
Vẻ đẹp khiêm tốn, tĩnh lặng, tách biệt với cuộc sống xô bồ
Nước chảy tại thác nước ở Đà Lạt này đặc biệt trong vắt, đứng từ xa bạn thậm chí có thể nhìn thấy những viên đá cuội đang lấp ló, ẩn mình trong dòng nước trắng. Từ dưới thác nhìn lên, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một lòng nước chảy khổng lồ, len lỏi qua những tảng đá to gồ ghề để rồi thả mình xuống rừng nguyên sinh trong lành. Chiều về, hoàng hôn buông xuống cũng là lúc thác nhộn nhịp nhất, những tia nắng in hằn trên những chiếc lá kết hợp với tiếng chim véo von, tạo nên một khung cảnh nên thơ chẳng ai cưỡng nổi.
THÁC BẢO ĐẠI ĐÀ LẠT
Thác Bảo Đại ẩn mình trong một rừng núi hoang sơ thuộc huyện Đức Trọng, ít ai biết đến nhưng nếu đã một lần đến thăm, bạn sẽ chẳng thể rời mắt. Đó chính là Thác nước ở Đà Lạt cực kì đẹp bạn không nên bỏ lỡ.
Vẻ đẹp nguyên bản, chưa qua sự ” nhào nặn” của con người
Hành trình để đến được với Bao Đại cũng đầy hoang sơ, tĩnh mịch khi phải vượt qua hàng cổ thụ hàng trăm năm, nối dài chẳng có điểm kết thúc. Vừa hít thở không khí trong lành, đưa mắt đi phía xa, một dòng nước trắng trong lành với bọt bay trắng xóa hoàn toàn ở trong tầm mắt bạn.
Tại sao dòng thác này lại mang tên một vị vua của phong kiến? Vì vẻ đẹp ấy đã khiến vua Bảo Đại đắm mình, lựa chọn nơi đây để tổ chức các buổi săn bắn, thư giãn, nghỉ ngơi.
Một kiệt tác của tạo hóa bị lãng quên
Nhiều người thắc mắc tại sao thác đẹp vậy nhưng lại không nhiều khác du lịch biết đến? Từng có rất nhiều nhà đầu tư ngỏ ý muốn trùng tu, xây dựng lại Thác Bảo Đại trở thành một khu du lịch sinh thái, để tiện cho khác du lịch nhưng nhiều lần thất vọng.
Do đó thác gần gũi với người dân nơi đây hơn là những vị khách tứ phương. Cũng nhờ vậy mà trải qua bao thăng trầm, thác Bảo Đại vẫn giữ được sự nguyên sơ vốn có, tạo nên nét riêng cho mình.
THÁC PĂNG THIÊNG
Thác Păng Thiêng hay Thác Bảy Tầng là địa điểm du lịch hút khách tai Đà Lạt, tọa lạc tại Huyện Lạc Dương, cách thành phố Đà Lạt 20km
Vẻ đẹp “ngủ quên” của núi rừng đại ngàn
Đường đi đến thác thâm sâu đại ngàn, gập ghềnh sỏi đá, vất vả và gian nan. Nhưng chỉ cần là khi bạn bắt gặp dòng nước mát lành chảy với độ cao 20m tung bọt trắng xóa thì bạn sẽ thấy mọi công sức bỏ ra là xứng đáng, thỏa mãn vô cùng.
Có lẽ do chưa được khai thác thành khu du lịch thực thụ nên Păng Thiêng vẫn được khá nhiều người biết đến. Nhờ vậy mà thác vẫn dữ được nét bình dị, hoang sơ vốn có, tránh xa cái ồn ào, tấp nập của phố xá, thành thị
Lưu ý khi đến với Păng Thiên
Nếu bạn đi theo nhóm thì hãy chuẩn bị đồ ăn, thức uống để có trải nghiệm thú vị nhất. Lưu ý khi bạn đi thăm quan các khu vườn nguyên sinh, cắm trại và đốt lửa trại là những sự lựa chọn tuyệt vời. Bạn nên sử dụng quần áo thể thao dài dễ di chuyển cùng giày dép chống trơn, trượt để bảo vệ bản thân an toàn nhất. Nếu bạn muốn cảm nhận cảm giác đi qua dòng nước, hãy chọn vùng hạ lưu nước nông, chảy chậm.
THÁC BOBLA Đà Lạt
Thác nước Đà Lạt – BoBla tọa lạc cách thành phố Đà Lạt 50km, trên suối Đa-re am ấy vậy mà từ xa người ta đã nghe tiếng nước chảy ào ào phát ra từ nơi đây.
Cái tên thác BOBLA mang nhiều ý nghĩa
Theo truyền thuyết của người Sre, vua Chàm bắt người dân nộp thuế bằng những vật sản rừng núi như : voi, sói, cừu,…Vào một ngày nọ, vị tù trưởng tìm được một đôi cặp ngà voi vô cùng to lớn tại thác khiến vị vua vô cùng thích thú, thỏa mãn. Sau này vua đặt tên cho con thác là Pố Pla (Pố: đầu, Pla: đầu voi )
Người dân nơi đây yêu mến, quý trọng Bobla và xem đó là sự hiện hữu của sự bất khuất, can đảm, sức mạnh dân tộc, nơi chôn rau cắt rốn của chàng sĩ Lang Dăm. Có lần quân Chàm đuổi đánh nước ta khiến ai nấy hoảng sơ, riêng chỉ có Lang Dăm là bình chân, anh dùng cành trăm bên bờ thác để làm vũ khí. Kì lạ thay, chỉ cần anh vung ngọn tên đi đâu, thì quân Chàm cũng tự đánh nhau đến đấy.
Người thiếu nữ e lệ, ẩn mình giữa núi rừng hoang sơ
Thác với độ cao trên 50m, nằm giữa 2 ngọn đồi được bao quanh bởi rừng già và muôn loài hoa đua nhau khoe sắc. Thác nước chảy siết, ồn ào tạo thành tiếng động nơi đây. Vào những ngày nắng, bạn sẽ thấy hình ảnh núi rừng hoang sơ với bọt bay trắng xóa kết hợp với ánh nắng xuyên qua từng giọt nước tạo nên thứ màu sắc động lòng người.
Dưới chân thác là một hồ nhỏ, chứa đựng nước chảy từ trên cao, được cây cối che bóng mát, đủ để bạn nghỉ ngơi ngắm nhìn dòng thác say lòng người.
THÁC CỬA THẦN
Thác Cửa Thần tọa lạc tại thị xã Tà Nung, là một trong ít những thác nước ở Đà Lạt còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ, nguyên thủy vốn có.
Tại sao thác lại có tên gọi “Cửa thần “
Theo truyền thuyết, đây là nơi sinh sống, canh tác của người dân tộc SRe. Có lần thiếu đồ ăn, cả làng sống trong cảnh nghèo đói. Là một vị già làng có trách nhiệm, ông quyết định trèo đèo, lội suối tìm kiếm thứ sinh nhai. Nhưng qua nhiều ngày ông vẫn chẳng tìm kiếm được gì, ông quyết định dừng lại nghỉ ngơi.
Bỗng trên đỉnh núi xuất hiện một vị thần với ánh sáng chói lọi. Ông xuống núi và phát hiện vách núi như được mở ra bởi 2 cánh cửa to lớn, ông kiếm được rất nhiều cá, vật phẩm đem về cho người dân. Từ đó người dân Sre đặt tên cho con thác là Liang Mpông Yàng (Thác Cửa Thần).
Khung cảnh hùng vĩ, giữa núi rừng đại ngàn
Đứng dưới chân núi nhìn lên là dòng nước với độ cao 20m chảy xối xả ngày đêm chẳng dứt. Tiếp tục đi qua Cửa Thần, du khách sẽ bắt gặp một thác nhỏ không xa. Từ khu rừng nguyên sinh rập rạp, nước theo nhau chảy về dòng suối chính, len lỏi qua những lớp đá, xếp thành gập ghềnh, nên thơ và quyến rũ nên người dân đặt tên cho nơi đây là Thác ba Tầng.
Đẹp là thế nhưng thác vẫn chưa được nhiều người biết đến, chỉ có lũ trẻ con trong làng ngày ngày ra bờ suối bắt cá, búng nước là thân thuộc với nơi đây.
THÁC DASARA
Thác Dasara nằm ở phía tây bắc thành phố bảo lộc, là một con thác với độ cao 60m gồm 7 tầng xếp chồng lên nhau. Đây là Thác Nước Đẹp Ở Đà Lạt Bạn Không Nên Bỏ Lỡ khi đến nơi đây.
Không ồn ào, xối xả, Dasara hiện lên hiền hòa, e ấp
Chắc phải dòng nước chảy mạnh, trắng xóa hay dồn dập, ồn ào, du khách yêu thích Dasara bởi vẻ đẹp dịu hiền, nhẹ nhàng như bản chất người con gái Tây Nguyên.
Đứng từ xa, du khách chỉ có thể thấy được 3 tầng cuối của con thác, do đó họ không quản khó nhọc, trèo đèo, lội sối băng qua rừng thông rập rạp để có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh 7 tầng của thác nước thơ mộng. Chảy qua nhiều lớp đá, nước tích tụ lại thành một cái hồ nhỏ, người ta dùng đó để trữ nước sinh hoạt.
Đà Lạt đẹp thế đấy ! Khiến bạn mê say, như lạc vào cung đường của những kiệt tác của tạo hóa. Nếu đến với thành phố ngàn hoa thơ mộng này, đừng bỏ lỡ các thác nước ở Đà Lạt mà Golist chia sẻ nhé !